Giữ rừng để phát triển du lịch ở Động Châu - Khe Nước Trong

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định số 933/QĐ-UBND về Phương án Quản lý rừng bền vững Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Khu DTTN) đến năm 2030.

Theo đó, về hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng, tổng diện tích đất được giao quản lý tính đến ngày 31/12/2023 là 22.210,22 ha phân bố trên địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy và đất có rừng 21.937,17 ha. Tổng trữ lượng các loại rừng 3.346.475,24 m3 gỗ, riêng trữ lượng rừng đặc dụng 3.345.049,01 m3 gỗ và rừng sản xuất 1.426,23 m3 gỗ. Khu DTTN có 1.030 loài thực vật thuộc 599 chi, 144 họ, 05 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó 63 loài nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên quản lý, bảo tồn và giám sát biến động; 357 loài động vật có xương sống thuộc 251 giống, 97 họ, 26 bộ, trong đó 61 loài nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên quản lý, bảo tồn và giám sát biến động.

Giữ rừng để phát triển du lịch ở Động Châu - Khe Nước Trong - 1

Những thác nước trong vắt tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong. Ảnh: Netin Travel

Phương án đề ra mục tiêu cụ thể là bảo vệ nguyên vẹn 21.937,17 ha đất có rừng hiện có, gồm 21.768,17 ha rừng tự nhiên, 169,0 ha rừng trồng và 273,05 ha đất chưa có rừng; duy trì độ che phủ rừng ổn định đến năm 2030 trên 98,77%; phát huy tối đa chức năng nghiên cứu khoa học, phòng hộ đầu nguồn của rừng, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì, bảo vệ và phát triển bền vững 63 loài thực vật, 61 loài động vật rừng quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và các loài quan trọng khác…

Cùng với đó, phương án cũng bao gồm nhiệm vụ thu hút, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương; xây dựng, triển khai 04 - 05 mô hình sinh kế bền vững, góp phần tăng thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân; phát triển được khoảng 11 mô hình sinh kế gắn với cộng đồng khu vực vùng ven để nâng cao cuộc sống người dân, từ đó giảm mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng; khai thác tiềm năng, lợi thế về môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí...

Giữ rừng để phát triển du lịch ở Động Châu - Khe Nước Trong - 2

Toàn cảnh Khu dự trữ thiên nhiên. Ảnh: Netin Travel

Để đạt mục tiêu đề ra, các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm sẽ tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ diện tích 22.210,22 ha; sử dụng đất trong quy hoạch 3 loại rừng 22.204,71 ha; tiến hành khoán bảo vệ cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư; quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng; triển khai chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan sẽ xây dựng, triển khai thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí để làm cơ sở tổ chức, liên kết, cho thuê môi trường rừng tại những địa điểm có tiềm năng về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, khu vực có cảnh quan tự nhiên đẹp, nguyên sơ; xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng và du lịch sinh thái cùng một số hoạt động liên quan như dịch vụ cho cộng đồng; chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, điều tra, kiểm kê rừng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lam Giang

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.